Xơ mướp khởi nghiệp

Mục lục bài viết

Xơ mướp tưởng chừng không có nhiều giá trị về kinh tế, chỉ được dùng để rửa xoong, nồi, chén, bát… Tuy nhiên, với sự sáng tạo và khéo léo, Đỗ Đăng Khoa ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp đã tạo nên hàng chục sản phẩm từ loại xơ này để xuất khẩu, thu lợi nhuận tới 60 triệu đồng mỗi tháng.

xơ mướp

Xơ mướp – không phải thứ bỏ đi

Từ xa xưa, ông bà ta đã dùng các bộ phận của trái mướp già để khô hay còn gọi là “xơ mướp” để tắm và rửa chén bát…  Nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, ngành công nghiệp phát triển thì các sản phẩm tương tự được tạo ra từ nhựa PP hay PE đã dần thay thế, tạo ra rác thải nhựa tác động đến môi trường.

Từng học Đại học quốc tế APTech Sài Gòn, Khoa trải qua nhiều công việc như thiết kế website, chuyên viên sự kiện… Năm 2017, từ ý tưởng chế tạo các sản phẩm tự nhiên từ xơ mướp để góp phần bảo vệ môi trường, Khoa quyết định khởi nghiệp.

Mướp khô sau khi thu mua của nông dân được công nhân vệ sinh sạch và phơi khô. Xơ mướp sau khi phơi sẽ được đưa vào máy cán để định hình trước khi đưa vào dập khuôn mẫu theo từng mẫu sản phẩm khác nhau. Đa số sản phẩm được làm thủ công, do đó mỗi sản phẩm đều có màu sắc và tính độc đáo riêng. Phần xơ mướp này được sơ chế để trở thành vật liệu của nhiều sản phẩm khác nhau. Tùy vào từng sản phẩm mà xơ mướp được tán dày hay mỏng, phương pháp này làm cho mật độ liên kết của xơ mướp dày hơn, dẻo dai và mịn màng hơn.

Tạo sự khác lạ để đi xa

Hiện nay, với một miếng xơ mướp chỉ bằng nửa bàn tay, sau một vài công đoạn, Khoa đã biến nó thành sản phẩm đồ chơi dành cho chó, mèo với tổng giá thành khoảng 6.000 – 7.000 đồng. Khi xuất bán ở thị trường Nhật Bản, mỗi sản phẩm có giá 100 yen Nhật, tương đương hơn 21.000 đồng. Dòng sản phẩm này đã có thời gian dài xuất khẩu ổn định sang thị trường Nhật.

Và hàng chục sản phẩm khác như miếng lót giày, miếng rửa mặt, chà lưng, túi xách… đều được các thị trường như Mỹ, Nhật ưa chuộng, thu hút sự quan tâm từ các nhà bán lẻ trong nước như Co.opmart, chuỗi siêu thị Satra. Mới đây, chàng trai sinh năm 1989 này còn kết hợp với nhiều loại vật liệu là phụ phẩm nông nghiệp như vỏ bắp ngô, quả mè (quả vừng)… để tạo ra những sản phẩm trang trí đẹp mắt như hoa, quả khô… Những sản phẩm này hút khách ngay từ khi đưa ra thị trường. Tuy nhiên do làm thủ công, tốn nhiều thời gian nên sản lượng không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.

Nói đến những sản phẩm handmade kết hợp giữa xơ mướp với các vật liệu nông nghiệp khác mà Khoa đang thực hiện, bà Nguyễn Thị Đẹp, một nghệ nhân làng nghề ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp cho biết, nghệ thuật làm những sản phẩm này không khó lắm nhưng đòi hỏi phải sáng tạo và tỉ mỉ để tạo ra được sản phẩm độc đáo, khác lạ so với các sản phẩm khác. Đối với hoa khô, mỗi loại có một nét đẹp riêng, nhưng hoa từ xơ mướp nghe còn lạ và đặc biệt hơn, Khoa đã biết cách để phối các chất liệu như quả mè, vỏ bắp ngô hay một số loại thực vật khác để tạo nên những bông hoa trông vừa lạ, vừa độc đáo mà còn mang lại được giá trị kinh tế.

Tạo công ăn việc làm cho người dân

 

Các sản phẩm từ xơ mướp không chỉ mang lại cho Đỗ Đăng Khoa nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng mà còn giúp hàng chục người dân trong vùng có thêm công ăn việc làm bằng việc nhận gia công tại nhà một số công đoạn hoặc trực tiếp đến xưởng làm việc. Ngoài ra, để có nguồn nguyên liệu ổn định, Khoa còn liên kết với nhiều nông dân trồng mướp lấy xơ.

Ông Đoàn Phước Minh, ở Chợ Mới, An Giang đã chuyển đổi 5 công đất trồng lúa để trồng mướp. Công việc nhàn hạ, thu nhập cao gấp ba lần so với trồng lúa. Trong khi đó, việc trồng loại cây này ít phải đầu tư công sức, tài chính. Mỗi trái mướp bán ra giá 3.000 – 4.000 đồng, nhìn ruộng mướp trĩu quả của ông Minh với hàng chục ngàn trái thì có thể hình dung được nguồn thu nhập. Ông Minh chỉ là một trong gần mười nông dân ở Đồng Tháp và An Giang đã mạnh dạn liên kết với Khoa, chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng mướp để thu xơ. Đối với những nông dân này, việc có được đơn vị bao tiêu giúp họ yên tâm đầu tư, không còn nỗi lo được mùa mất giá hay bị thương lái chèn ép…

Năm 2018, dự án của Đỗ Đăng Khoa giành được giải nhì tại cuộc thi Khởi nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Ngoài ra, ở cuộc thi Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn 2020 do Trung tâm BSA và Ban Thanh niên nông thôn của Trung ương Đoàn tổ chức, dự án này cũng đã xuất sắc vượt qua hàng trăm dự án khác để vào vòng bán kết.

Nguồn: https://thegioihoinhap.vn/magazine/xo-muop-khoi-nghiep/

Kết nối với Mr Mướp

Tin tức mới nhất

TIN TỨC ĐỌC NHIỀU

Lịch sử phát triển

TỪ NĂM 2006 cho đến nay dưới sự điều hành và quản lý của bà Nguyễn Thị Đẹp, bà là một trong những Nghệ Nhân

xơ mướp

Xơ mướp khởi nghiệp

Xơ mướp tưởng chừng không có nhiều giá trị về kinh tế, chỉ được dùng để rửa xoong, nồi, chén, bát… Tuy nhiên, với sự